Single Content

Bệnh Khớp - Vấn Đề Cảnh Báo Đối Với Người Trẻ Tuổi Hiện Nay

Khi nghe ai nói đến viêm khớp chắc rằng bạn sẽ nghĩ ngay đến ngay hình ảnh của những người cao tuổi thường ngồi đấm bóp khó chịu hay chân đi tập tễnh đúng không nào?  Có khoảng 100 loại bệnh viêm khớp mà biểu hiện phổ biến thường thấy nhiều nhất là sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp và các khu vực liên quan đến khớp. Người bị khớp rất khổ sở kìêng khem và hạn chế nhiều về vận động, sinh hoạt, cuộc sống.


Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 20% dân số bị mắc bệnh thoái hóa khớp với tần suất bệnh tăng dần theo độ tuổi. Tại Việt Nam, các chuyên gia y tế cũng đã cảnh báo có khoảng 23,3% người trên 40 tuổi bị mắc bệnh.
Bệnh khớp rất khó điều trị dứt điểm, được xem là "bệnh già" đó là lí do chúng ta  thường thấy những bệnh nhân khớp đi về liên tục trên bệnh viện. bệnh khớp thường gặp phải cả với những người trẻ tuổi nhất là những người lao động nặng nhọc khiến khớp phải chống chịu quá sức gây ra những tổn thương
Tuy nhiên nếu sớm trang bị cho mình một chút kiến thức và y học và chế rèn luyện hợp lý bạn sẽ khắc phục được tối đa bệnh lý này để không phải chịu các rắc rối về sau, hãy cùng Vườn Đặc Sản tham khảo qua bài viết này nhé!

Các Dạng Khớp

Bện khớp bao gồm nhiều dạng, nhưng dựa vào các đặc điểm chung nhất có thể chia thành 2 dạng như sau:

  • Các nguyên nhân tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp..
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.

Nguyên Nhân Trực Quan

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng thoái hóa khớp chính là sự hư hại sụn khớp. Theo thời gian và tuổi tác, khớp không ngừng bị thoái hóa. Bên cạnh yếu tố tuổi tác, các chấn thương tại khớp hay những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại, những bất thường ở khớp như gù, vẹo cột sống, các bệnh loãng xương, bệnh tại khớp (viêm khớp dạng thấp…), bệnh nội tiết chuyển hóa (tiểu đường, Gout,…), bệnh béo phì (khiến cơ thể phải chịu tải trọng lớn hơn), sai lệch trong tư thế làm việc, học tập (kể cả ngồi xổm hay đứng nhiều, mang vác nặng sai tư thế,...) cũng tạo áp lực lên các khớp xương, khiến các cấu trúc sợi collagen trong sụn dễ bị tổn thương, sụn bắt đầu bị phá vỡ, bào mòn và hư tổn, làm trơ các đầu xương, làm các đầu xương dưới sụn bị cọ xát trực tiếp vào nhau khi cử động, gây ra viêm, đau, cứng khớp và các triệu chứng khó chịu làm hạn chế vận động.

Quá Trình Lão Hóa Theo Tuổi Tác

Giống như tất cả mọi bộ phận khác trong cơ thể, các khớp xương, sụn, những tổ chức ở khớp và quanh khớp của chúng ta cũng phải trải qua quá trình lão hóa. Càng lớn tuổi, tốc độ lão hóa cơ thể càng nhanh. Quá trình lão hóa tự nhiên kết hợp với áp lực vận động khiến cho lớp sụn bị bào mòn, chất dịch nhờn bôi trơn khớp ít dần đi, khiến khớp trở nên cứng và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Biện Pháp Phòng Ngừa 

1. Tối Ưu Cân Nặng

Do lực đè nặng lên khớp nên béo phì thừa cân có thể làm tổn thương đến các khớp. Chính vì thế chúng ta cần phải điều chỉnh cân nặng cho hợp lý để có thể giảm bớt sức nặng nên khớp. Giảm cân là một trong những biện pháp để tránh các bệnh về xương khớp.

2. Chế Độ Vận Động, Làm Việc

Bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu đựng của xương khớp. Trong khoảng 1 tiếng chúng ta nên vận động một lần không nên ngồi hoặc đứng liên tục quá lâu, nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn. Đặc biệt chú ý khi làm việc trong môi trường lạnh cần mang tất chân để giữ ấm giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức cũng giúp chúng ta phòng tránh được các tổn thương cho xương khớp. Bạn nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng rồi dần dần nâng lên bài tập nặng hơn, không nên tập ngay từ đầu những bài tập quá nặng.

3. Chế Độ Ăn Uống

Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp, vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể để phòng các bệnh về xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp,…), chống loãng xương. Các bạn có thể bổ sung canxi thông qua việc ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như là cá, tôm, cua,…

Ngoài những thực phẩm đó ra thì sữa cũng là một loại đồ uống có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp bạn có thể uống 1 - 2 ly sữa mỗi ngày. Cũng cần bổ sung thực phẩm rau quả như súp lơ, cam, dâu tây, rau cải, đu đủ,… để giúp hệ xương vững chắc. Ngoài ra còn có hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng,… cũng chứa boron - một chất giúp xương chắc khỏe.

4. Ngâm Chân Mỗi Ngày

- Ngâm chân mỗi ngày là một thói quen tốt có lợi và cũng là biện pháp hàng đầu trong việc phòng và hỗ trợ điều trị  bệnh xương khớp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY để nắm rõ thêm nhé
- Ngoài ra ngâm ngâm chân còn có tác dụng giải tỏa stress, căng thẳng mệt mỏi điều hòa khí huyết, trị hôi chân, cải thiện và phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm khác...
- Không cần phải cầu kì phức tạp mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra 30 phút để ngâm chân thư giãn sau khi ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ và kết hợp cùng với các nguyên liệu dễ kiếm tại nhà như : gừng tươi, sả, lá lốt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy rõ hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe và tinh thần và trở thành thói quen tốt đấy!
- Để đỡ mất thời gian chuẩn bị phức tạp, tăng hiệu quả cao công dụng cao nhất, chi phí lại rẻ bạn nên biết đến một loại muối đặc biệt Tại Đây

 

 

Để lại bình luận

Sale

Không sẵn có

Hết hàng

CÔNG TY CỔ PHẦN VƯỜN ĐẶC SẢN