"Mách Mẹ" Tắm Cho Bé Đúng Cách, An Toàn Ngay Tại Nhà Cực Kỳ Đơn Giản
Lần đầu bạn làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc các bé và thường lo lắng, hỏi han những người lớn tuổi có kinh nghiệm để xin "mách nước" cho bạn những kinh nghiệm đi trước. Đừng lo ai cũng phải trải qua giai đoạn này, bởi có ai sinh ra đã có kinh nghiệm đâu, đúng không nào ? quá trình tích lũy dần dần, thời gian trải nghiệm và học hỏi thì bạn sẽ sớm trở thành chuyên gia thôi mà. Trong phạm vi bài viết này Vườn Đặc Sản xin chia sẻ cho bạn phương pháp tắm cho bé tại nhà đơn giản, an toàn, đúng kỹ thuật, đỡ phải tốn tiền thuê nhân viên tắm bé mà lại yên tâm hơn khi tự tay chăm sóc con yêu của mình
Bé mới sinh rất nhạy cảm với môi trường, đặc là trong khoảng thời gian chưa rụng rốn bạn phải nên thận trọng khi chăm sóc bé (thường đây là khoảng thời gian các bố mẹ bối rối nhất) 48 tiếng đồng hồ đầu tiên bạn không nên cho bé tắm vì để duy trì lượng chất nhờn trên da của bé.
Tai, mắt, rốn là các bộ phận quan trọng hàng đầu dễ gây nhiễm trùng và phải tránh nước rơi vào
Thời điểm nên tắm cho bé
Nên tắm cho bé vào khoảng thời gian có ánh nắng ấm áp trong ngày không quá gắt , thường thì từ 10 - 11 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều là khoảng thời gian thích hợp nhất. chỉ nên tắm trong khoảng từ 4 - 5 phút đối với các bé dưới 3 tháng tuổi
1. Vật dụng cần chuẩn bị trước
- Quần áo, tăm bông, dầu tràm, bao tay, bao chân, tã giấy, nước muối sinh lý, khăn lớn, miếng rơ lưỡi.
- Nước lá tắm cho bé, 2 thau tắm, khăn tắm, gáo nhỏ
- Để đảm bảo cho sự an toàn cho da nhạy cảm của bé, bạn nên sử dụng các loại lá cây tự nhiên sẵn có tại địa phươn như: tầm, bóp, kim ngân ... bởi vì sữa tắm bạn mua chưa chắc đủ tin tưởng tràn lan trên thị trường. Lời khuyên từ các chuyên gia là không nên tắm cho bé sớm bằng sữa tắm. Để không phải cất công kiếm lá bạn có thể tham khảo tại đây Để tìm kiếm muối tắm bé thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn cho bé
2. Bắt đầu thực hiện
- Để bé lên lưới tắm, bệ tắm cởi bỏ bỉm, tất, quần áo, vòng tay...
- Nhẹ nhàng bế bé đến vị trí đặt thau tắm, ngồi xổm, đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô xoa lên đầu làm ướt tóc con, xoa dầu gội. Sau đó, dùng khăn rửa sạch dầu gội trên đầu con
- Vắt khăn bớt nước, lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt, hai lỗ tai
- Từ từ thả con vào thau tắm, nhưng tay trái vẫn đỡ phần cổ của con. Làm ướt mình, xoa sữa tắm khắp người, tránh chạm vào vùng rốn
- Nhấc bé lên và chuyển vào thau tắm 2 chứa nước sạch. Rửa sơ qua các bộ phận một lần nữaBế bé ra ngoài, đặt lên khăn khô đã trải sẵn.
3. Sau khi tắm xong
- Quấn khăn quanh người, thấm khô toàn bộ cơ thể bé
- Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mắt, mũi của bé. Nhỏ vào miếng rơ lưỡi, rơ lưỡi cho bé
- Dùng tăm bông lau khô vành tai bé
- Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông vệ sinh xung quanh cuống rốn
- Mặc tã cho bé, tránh tã cọ sát vào rốn
- Mặc quần áo, xoa chút dầu tràm vào 2 tay bạn rồi chà lại vào người bé ở lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Mang bao tay, bao chân vào cho con. Ôm con vào lòng để con được ấm áp.
Vậy là bạn đã thực hiện xong các khâu tắm đúng kỹ thuật cho baby nhà mình rồi nhé! Đợi khi bé lớn hơn 1 chút thì hãy cho bé tắm trong bồn và vui chơi cùng bé để bé cứng cáp sớm thích nghi với môi trường. Hằng ngày nên cho bé tiếp xúc 1 chút với anh nắng buổi sáng tốt nhất là trước 8h sáng, đây là khoảng thời gian anh nắng an toàn, tăng thêm vitamin cho da bé thêm khỏe mạnh
Hẹn bạn trong bài viết sau nhé, mình sẽ chia sẻ những bí quyết quan trọng về chăm sóc bé yêu nhé!
Để lại bình luận