Nguyên Nhân Cứng Khớp Gối Và Phương Pháp Khắc Phục
Khớp gối là bộ phận quan trọng trên cơ thể giữ vai trò thiết yếu trong quá trình di chuyển, vận động, chịu lực toàn thân. Đau cứng khớp gối cảnh báo cho chúng ta biết những nguy cơ có thể đang gặp phải như: viêm khớp, hư hại dây chằng, bao đầu sụn bị tổn thương, thoái hóa... Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở những người cao tuổi khiến cho quá trình vận động trở nên khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải kể cả người trẻ tuồi với nhiều nguyên nhân khác nhau
Khớp gối được cấu tạo bởi 4 bộ phận chính: phần đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày, bánh chè, hệ thống dây chằng vững chắc. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì cần phải có biện pháp cải thiện sớm và kịp thời để tránh gặp phải tình trạng suy giảm chức năng khớp gối, gây khó khăn trong việc di chuyển và điều trị sau này
Trong bài viết này bạn sẽ nắm được các phương pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả ngay tại nhà.
Nguyên Nhân
1. Do Bất Động Khớp
sau bó bột hay mang nẹp sau phẫu thuật, khớp gối cứng do co rút dây chằng, bao khớp trong thời gian dài
2. Do Viêm Khớp
Nếu bị cứng khớp gối do mắc bệnh viêm khớp, người bệnh thường có mệt mỏi, gầy sút, ăn, ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhạt. Viêm khớp có thể gây tổn thương sụn khớp, mặt xương và làm cứng khớp buổi sáng, thường đau cứng khớp kéo dài gần 1 giờ
3. Thoái Hóa
xảy ra sau mỗi sáng thức dậy hay khi ở lâu một tư thế (nằm lâu, ngồi, đứng...) là dấu hiệu thường gặp ở người có tuổi, cảnh báo sụn khớp đang bị hư tổn, khớp bị thoái hóa, bệnh nhân thường phải cử động vài lần thì dấu hiệu cứng khớp mới giảm bớt, dấu hiệu đau cứng khớp gối buổi sáng hay khi ngồi lâu chiếm chiếm số lượng người gặp phải nhiều nhất
4. Chấn Thương
do té ngã, chơi thể thao, chạy nhảy nhiều, vận động mạnh xoắn vặn khớp gối...gây nứt, vỡ sụn chêm, dãn đứt dây chằng, vỡ mặt xương...
5. Bện Gout
Đây là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric thường là ở đầu gối hoặc bàn chân. Một vài triệu chứng phổ biến: cứng khớp gối, khớp cảm thấy nóng, nổi đỏ và đau đớn.
Phương Pháp Khắc Phục
1. Uống Nhiều Nước
- Uống nhiều nước. Ngoài thắc mắc ăn gì bôi trơn khớp đã được giải đáp ở trên, bạn nên uống thêm nhiều nước. Việc thiếu nước ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong đó các khớp cũng mất đi môi trường ẩm, làm tình trạng đau nhức khớp nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên uống nhiều nước để hạn chế khô dịch khớp gối, giúp bôi trơn và tăng độ đàn hồi cho khớp.
- Bổ sung các loại thuốc bổ bảo vệ khớp và giúp giảm các triệu chứng đau nhức, chẳng hạn như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể, ngăn ngừa quá trình mài mòn sụn, hỗ trợ tái tạo cấu trúc khớp, giảm đau sưng và khô khớp gối.
2. Không Hút Thuốc
Hầu hết mọi người không biết rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân. Các bệnh viêm – thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ khá cao ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài, từ trên 15-20 điếu/ngày.
Nicotine trong thuốc lá phá hủy mô sụn, làm tổn thương mô liên kết, bao khớp và hệ dây chằng của khớp. Theo nhiều nghiên cứu, khi không còn các tác động xấu trực tiếp hoặc gián tiếp của nicotine, hệ nội tiết sẽ hoạt động cân bằng, giảm các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế quá trình viêm mạn tính. Vì vậy, những tổn thương xương khớp sẽ phục hồi dần.
Hãy ngừng hút thuốc và cố gắng bỏ thuốc để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các bệnh lý xương khớp, hỗ trợ điều trị khô khớp.
3. Vận Động Và Tập Luyện Hằng Ngày
Trong một số trường hợp, đầu gối cứng nên tránh tập thể dục. Một số chấn thương đầu gối cần thời gian để chữa lành và nên được nghỉ ngơi thay vì tập thể dục.
Tuy nhiên, trường hợp đầu gối cứng xảy ra do viêm khớp có thể được cải thiện hơn khi tập thể dục. Các chuyên gia khuyến cáo các bài tập và kéo giãn khác nhau có thể giúp cải thiện tình trạng theo những cách khác nhau:
- Các bài tập tăng cường: Tăng sức mạnh cơ bắp quanh đầu gối làm giảm áp lực cho khớp.
- Các bài tập phạm vi chuyển động: Kéo giãn và các bài tập làm tăng phạm vi chuyển động của đầu gối giữ cho khớp di chuyển để giảm độ cứng khớp.
- Các bài tập aerobic: Các bài tập cardio có thể tăng mức năng lượng tiêu hao và giảm bớt trọng lượng dư thừa gây thêm áp lực lên đầu gối.
- Bài tập thăng bằng: Những bài tập này tăng cường cơ bắp quanh đầu gối đồng thời giảm nguy cơ té ngã có thể gây tổn thương thêm cho khớp.
Nếu mắc phải viêm khớp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về bất kỳ kế hoạch hoặc chương trình tập thể dục mới nào trước khi bắt đầu thực hiện.
4
4. Điều Chỉnh Cân Nặng Phù Hợp
Khớp gối là bộ phận nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Chức năng khớp gối tham gia vào nhiều động tác trong quá trình sinh hoạt của chúng ta. Do đó, để hạn chế việc tăng thêm áp lực lên đầu gối, bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, khỏe mạnh.
Cân nặng ảnh hưởng đến chức năng khớp nhiều hơn bạn nghĩ. Theo kết quả nghiên cứu “Weight Loss Reduces Knee-Joint Loads in Overweight and Obese Older Adults With Knee Osteoarthritis”, khi tăng khoảng 450g cân nặng, đầu gối sẽ phải chịu tải trọng thêm 4 lần (1). Vì vậy, nếu cân nặng giảm thì các cơn đau gối cũng giảm, hạn chế khả năng mắc các bệnh lý hay chấn thương khớp về sau, trong đó có khô khớp đầu gối.
Nếu bị thừa cân, hãy kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày bằng cách chia nhỏ bữa ăn, mỗi phần ăn không nên ăn quá nhiều, quá no. Tránh ăn hay uống các món có đường, tăng cường thực phẩm với nguồn gốc từ thực vật.
5. Ngâm Chân hằng Ngày
- Ngâm chân là 1 phương pháp cổ truyền vô cùng hiệu quả trong giảm đau và hỗ trợ điều trị xương khớp, là lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu khoa xương khớp. Ngâm chân còn giúp kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân giúp điều hòa tuần hoàn khí huyết, tăng cường sức khỏe ngay tại nhà. Để nắm rõ về hiệu quả và phương pháp ngâm chân tại nhà bạn có thể xem qua bài viết này nhé Những Lợi Ích Tuyệt Vời Từ Việc Ngâm Chân
Để lại bình luận